Nếu Chronograph là một trong những kiểu đồng hồ phức tạp phổ biến nhất thì bộ máy của nó lại thuộc hàng khó để sản xuất nhất. Trước đây, chỉ có một số ít các thương hiệu có chuyên môn hoặc có khả năng tài chính để tự sản xuất đồng hồ chronograph cơ học có bộ máy in-house, cỡ 20 năm gần đây làng đồng hồ đã chứng kiến sự ra đời của một số bộ máy ấn tượng.

Trong những năm 1970, đồng hồ quartz chính xác trở nên phổ biến và khiến cho ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ rơi vào khủng hoảng sâu sắc. Doanh thu của đồng hồ cơ giảm mạnh, việc sản xuất các bộ máy cơ bị giảm xuống mức “nhỏ giọt” và nhiều nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ đã phá sản. Zenith là một ví dụ điển hình về cơn khủng hoảng đã diễn ra như thế nào (sau đó, thương hiệu này đã được “cứu vớt” từ bộ máy El Primero).

Tiếp theo đó là thời kỳ phục hưng của công nghệ chế tạo đồng hồ vào những năm 1980 và 1990, các thương hiệu đã đầu tư ồ ạt vào các nhà máy sản xuất và phát triển bộ máy in-house. Vào thời điểm đó, có rất ít thợ chế tạo đồng hồ có thể tạo ra được bộ máy hoàn chỉnh. Hầu như cả ngành công nghiệp đã tìm đến nguồn cung ứng từ một nhà sản xuất bộ máy tương tự: ETA chuyên cung cấp các bộ máy đồng hồ cơ công nghiệp và một số thương hiệu cao cấp như Frédéric Piguet, Lemania, Zenith hoặc Girard-Perregaux.

Để đảm bảo cung cấp bộ máy ổn định và tăng quảng cáo hình ảnh, nhiều thương hiệu đã bắt đầu sản xuất những bộ máy đồng hồ cơ học của riêng họ. Bắt đầu với bộ máy đồng hồ cổ điển với ba kim nhưng chẳng mấy chốc, nhu cầu về sự phức tạp đã xuất hiện. Vào những năm cuối của thập niên 90, chỉ có một số ít các nhà sản xuất tự sản xuất các bộ máy chronograph độc quyền. Các thương hiệu đồng hồ chủ yếu phụ thuộc vào bộ máy từ tiêu chuẩn, từ nguồn cung bên ngoài. Đây là một thách thức lớn vì phát triển một bộ máy chronograph không phải là một việc dễ dàng. Nó đã, đang và sẽ được coi là niềm tự hào cho mọi nhà sản xuất. Đa số các nhà sản xuất sẽ tiết lộ với bạn rằng ngoài chức năng điểm chuông (minute repeater), thì chronograph thực sự là bộ máy phức tạp nhất để phát triển.

Trong vòng 20 năm trở lại đây, có một số lượng lớn bộ máy chronograph in-house đã xuất hiện.

Tất nhiên, có những nhà sản xuất bộ máy đồng hồ lớn như ETA với việc cung cấp bộ máy 7750 hoặc thương hiệu Sellita với bộ máy SW500-1 (thay thế cho 7750). Ngoài ra còn có các công ty nhỏ hơn như La Joux-Perret, Vaucher, Agenhor và Concepto. Zenith chuyên cung cấp bộ máy chronograph cho các thương hiệu thuộc tập đoàn LVMH. Dubois-Depraz cũng sản xuất các mô-đun chronograph được ghép nối với các bộ máy đồng hồ cơ – mặc dù nó chỉ hỗ trợ cho đồng hồ bấm giờ tích hợp. Tuy nhiên, hầu hết các thương hiệu lớn ngày nay đều có bộ máy chronograph riêng. Thời điểm hiện tại được coi là niên đại của đồng hồ bấm giờ in-house kể từ sau những năm 1990.

Lưu ý: Danh sách gồm một số thương hiệu lớn nhất đã giới thiệu các bộ máy chronograph in-house. Không có tiêu chuẩn chính thức cho bộ máy đồng hồ in-house và ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ lại là một hệ sinh thái phức tạp. Breguet và Blancpain hoạt động riêng lẻ cho đến khi Swatch Group mua lại Blancpain và Frédéric Piguet vào năm 1992 – Breguet và Lemania vào năm 1999. Frédéric Piguet và Lemania, hai nhà sản xuất bộ máy đồng hồ nổi bật đã được tích hợp với các nhà sản xuất Blancpain và Breguet. 

A. LANGE & SÖHNE DATOGRAPH – 1999

Bộ máy chronograph đầu tiên của thương hiệu A. Lange & Söhne chronograph quả thực là một biểu tượng lớn về một bộ máy chronograph cao cấp của thời hiện đại. Datograph kết hợp mọi thứ mà một người theo chủ nghĩa thuần túy muốn, bao gồm cả phần hoàn thiện đặc biệt. Trong số các điểm nhấn đáng chú ý khác, Datograph kết hợp cơ chế flyback, tính năng nhảy phút và một ô cửa sổ báo ngày kích cỡ lớn.


A. LANGE & SÖHNE DATOGRAPH – 1999

Thông tin sản phẩm: Calibre L951.6 (Dato Up/ Down năm 2012), đồng hồ lên cót tay –  30,6mm x 7,9mm – bánh xe cột và ly hợp ngang – 46 chân kính – 18,000 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 60h.

GLASHÜTTE PANORETROGRAPH – 2000

Nhanh chóng bắt kịp Datograph của A. Lange & Söhne, Glashütte Original đã khiến thế giới kinh ngạc với PanoRetroGraph, đồng hồ bấm giờ flyback rất phức tạp với bộ đếm 30 phút được trang bị chuông báo. Phiên bản đồng hồ Panographđơn giản hơn đã ra đời năm 2002 khi hãng loại bỏ tính năng retrograde và chuông báo.

GLASHÜTTE PANORETROGRAPH – 2000

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ lên cót tay caliber 61-03 (PanoGraph) – 32,2mm x 7,2mm – bánh xe cột và ly hợp ngang – 41 chân kính – 28,800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 42h.

ROLEX CALIBRE 4130 – 2000

Tại Baseworld 2000, thương hiệu Rolex đã giới thiệu bộ máy đồng hồ cơ in-house cung cấp năng lượng cho chiếc Daytona mang tính biểu tượng – trước đây đã dựa vào bộ máy có sửa đổi đến từ Zenith El Primero (được đặt tên là 4030 tại Rolex). Caliber 4130 là một chuẩn mực cho đồng hồ bấm giờ tự động tích hợp mạnh mẽ, được sản xuất với quy mô công nghiệp.

ROLEX CALIBRE 4130 – 2000

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ tự động – 30,5mm – bánh xe cột và ly hợp dọc – 44 chân kính – 28,800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 72h.

JAEGER-LECOULTRE JLC 751 – 2004

Đồng hồ bấm giờ tự động hộp cót đôi (twin-barrel). Bộ máy chronograph có hộp cót kép này của thương hiệu Jaeger Lecoultre, gõ 28,800 nhịp rung trong một giờ, với mức dự trữ năng lượng là 65h. Nó có bánh xe cột và khớp nối dọc được ra mắt trong mẫu đồng hồ Jaeger-LeCoultre Master Chronograph.

JAEGER-LECOULTRE JLC 751 – 2004

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ tự động – 25,6mm – bánh xe cột và ly hợp dọc – 37 chân kính – 28,800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 65h.

IWC 89000 – 2007

Do IWC đã sử dụng bộ máy bấm giờ dựa có nền tảng là máy Valjoux từ lâu, thương hiệu này đã quyết định giới thiệu bộ máy 89000 vào năm 2007. 89000 là bộ máy chronograph bấm giờ tích hợp flyback 30mm vận hành với 28,800 nhịp rung mỗi giờ, đi kèm khả năng dự trữ năng lượng 68h, bánh xe cột, và hệ thống cuộn dây tự động Pellaton. Nó có thể được kết hợp nhiều chức năng bổ sung khác nhau (bao gồm cả lịch vạn niên).

IWC 89000 – 2007

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ tự động – 30mm – bánh xe cột và bánh răng lắc – 40 chân kính – 28,800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 68h.

PIAGET 880P – 2007

Piaget trình làng bộ máy đồng hồ bấm giờ in-house đầu tiên vào năm 2007, mang tên 880P. Bộ máy tích hợp này với bánh xe cột là cơ sở để phát triển nên bộ máy 883P, đồng hồ bấm giờ mỏng nhất thế giới.

PIAGET 880P – 2007

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ tự động – 26,8mm – bánh xe cột và ly hợp dọc – 35 chân kính – 28,800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 50h.

PANERAI P.2004 – 2008

Trình làng vào năm 2008, Panerai P.2004 là bộ máy đồng hồ lên cót tay có một nút bấm (single push-piece), nhưng có đường kính lớn bởi vì nó kết hợp ba hộp cót dự trữ năng lượng 8 ngày ấn tượng. Nó hoạt động dựa vào bánh xe cột và ly hợp dọc.

PANERAI P.2004 – 2008

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ đeo tay – 30mm – bánh xe cột và ly hợp dọc – 29 chân kính – 28,800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 192h.

PATEK PHILIPPE CH 29-535 PS – 2009

Vào năm 2005, Patek Philippe đã giới thiệu một bộ máy đồng hồ chronograph split-second tuyệt đỉnh, calibre CHF 27-525 PS. Được sản xuất in-house, bộ máy này được lấy cảm hứng từ ref. 5959 vốn sử dụng máy Victorin Piguet Ebauche. Đồng hồ bấm giờ cổ điển phiên bản hiện đại của nhà Patek Philippe vốn được chờ đợi từ lâu đã không xuất hiện trong đồng hồ nam mà trình làng trong đồng hồ đeo tay nữ (với mã hiệu 7071). 

PATEK PHILIPPE CH 29-535 PS – 2009

CH 29-535 PS là một bộ máy có thiết kế truyền thống với bánh xe cột và ly hợp ngang. Đây là mẫu đầu tiên được xác nhận bởi Patek Seal. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2010 khi Patek trình bày reference 5170 thay thế cho reference 5070 dựa trên bộ máy nền Lemania.

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ chronograph CH 29-535 PS – 29,6mm – bánh xe cột và ly hợp ngang – 33 chân kính – 28,800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 65h.

HUBLOT UNICO – 2009

Được ra mắt vào năm 2009, Hublot Unico nổi bật với cơ chế bấm giờ được đặt ở ngay trên phần mặt số. Nó được thiết kế hiện đại phù hợp với đồng hồ Hublot nhưng đi kèm lại là cơ chế truyền thống.

HUBLOT UNICO – 2009

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ caliber HUB 1242 – 30mm – bánh xe cột và ly hợp kép – 38 chân kính – 28,800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 72h.

BREITLING B01 – 2009

Được ra mắt vào năm 2009, Breitling B01 có thiết kế hiện đại với bánh xe cột và ly hợp dọc. Calibre B01 được dùng trong nhiều mẫu đồng hồ Tudor và Black Bay Chronograph.

BREITLING B01 – 2009

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ tự động Breitling B01 – 30mm – bánh xe cột và ly hợp dọc – 47 chân kính- 28,800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 70h.

TAG HEUER CALIBRE HEUER 01 – 2009

Bộ máy 1887 của TAG đã gây tranh cãi trong buổi giới thiệu vì nó dựa trên bộ máy Seiko – mặc dù được sản xuất bởi TAG Heuer. bộ máy này mang tên Heuer 01 khi bộ sưu tập Carrera ra đời. Heure 01 được nâng cấp vào năm 2013 bởi bánh lăn 1969/ CH-80 – bộ máy bấm giờ in-house thực sự.

TAG HEUER CALIBRE HEUER 01 – 2009

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ tự động 1887 hoặc Heuer 01 – 29,3mm – bánh xe cột và bánh răng truyền động – 39 chân kính- 28,800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 50h.

OMEGA CALIBRE 9300 – 2011

Được biết đến là nhà sản xuất công nghiệp trong Tập đoàn Swatch, đồng hồ bấm giờ in-house đầu tiên tại Omega đã dấy lên những tranh luận mạnh mẽ (lấy ví dụ về caliber 1861, dựa trên bộ máy nền Lemania). Đây là lý do tại sao chúng tôi đã chọn calibre 9300, bộ máy đồng hồ bấm giờ tự động tích hợp được sản xuất in-house thực sự đầu tiên đi kèm bộ thoát Co-Axial. 

OMEGA CALIBRE 9300 – 2011

Thông tin sản phẩm : đồng hồ bấm giờ tự động Omega 9300 – 30mm – bánh xe cột và ly hợp dọc – 54 chân kính – 28.800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 60h.

CHOPARD 03.05.M – 2012

Thương hiệu Chopard đã sử dụng các bộ máy in-house trong một thời gian dài với dòng đồng hồ cao cấp LUC của mình. Tuy nhiên, khi nói đến đồng hồ Chopard cổ điển, chỉ có duy nhất bộ sưu tập Chopard Superfast được thương hiệu sử dụng bộ máy bấm giờ tự động in-house. Calibre 03.05.M là đồng hồ bấm giờ bánh xe cột được chứng nhận COSC.

Được ra đời vào năm 2011, caliber 9300 có lò xo cân bằng silicon, nòng đôi, bánh xe cột và ly hợp dọc.

Thông tin sản phẩm : Đồng hồ bấm giờ tự động 03.05.M – 28,80mm – bánh xe cột và ly hợp dọc – 45 chân kính  – 28.800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 60h.

ULYSSE NARDIN UN-150 – 2012

Vào năm 2012, Ulysse Nardin đã mua bộ máy Ebel 137 Chronograph. Bộ máy này được đổi tên thành UN-150 và được làm lại in-house với một số cải tiến bao gồm một dây tóc silicon.

ULYSSE NARDIN UN-150 – 2012

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ tự động – 31mm – đồng hồ bấm giờ đòn bẩy – 25 chân kính  – 28.800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 48h.

CARTIER 1904-CH MC – 2013

Cartier calibre 1904-CH xuất hiện lần đầu tiên trên chiếc Calibre de Cartier Chronograph. Đó là một hộp cót với bánh xe cột và ly hợp dọc.

CARTIER 1904-CH MC – 2013

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ tự động – 26,8mm – bánh xe cột và ly hợp dọc – 35 chân kính – 28.800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 48 giờ.

GIRARD-PERREGAUX 3800 – 2013

Được sản xuất với số lượng khá giới hạn cho đến nay, chiếc đồng hồ bấm giờ tích hợp in-house GP hiện đại đầu tiên dựa trên dòng 3000 của chính hãng. Bộ máy này có một ly hợp ngang và bánh xe cột truyền thống. Trước khi phát triển, thương hiệu Girard Perregaux chủ yếu dựa vào các mô-đun của Dubois-Depraz cũng như đồng hồ bấm giờ mô-đun nhỏ, nguyên bản in-house với mặt quay số có thể nhìn thấy bánh xe cột.

GIRARD-PERREGAUX 3800 – 2013

Thông tin sản phẩm :Đồng hồ bấm giờ chronograph – 25,6mm – bánh xe cột và ly hợp ngang – 31 chân kính – 28.800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 58h.

VACHERON CONSTANTIN 3300 – 2015

Bộ máy chronograph in-house đầu tiên của Vacheron Constantin xuất hiện lần đầu trong bộ sưu tập Harmony. Được chứng nhận bởi Con dấu Geneva (Hallmark of Geneva), bộ máy này ó bánh xe cột cổ điển và bộ ly hợp nằm ngang và là bộ máy lên cót tay, một nút bấm.

VACHERON CONSTANTIN 3300 – 2015

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ chronograph  – 32,8mm – bánh xe cột và ly hợp ngang – 35 chân kính – 21.600 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 65h.

FREDERIQUE CONSTANT FC-760 – 2017

Đồng hồ bấm giờ in-house của Frederique Constant vô cùng sang trọng và có giá cả phải chăng, với giá bán lẻ chỉ hơn 3.500 EUR. Mô đun chronograph flyback này này có bánh xe cột hình ngôi sao nguyên bản và một loại ly hợp mới dựa trên một bộ phận xoay với hai bánh răng cưa.

FREDERIQUE CONSTANT FC-760 – 2017

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ tự động – 30mm – bánh xe cột hình ngôi sao và bộ ly hợp đặc biệt – 54 chân kính – 28.800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 38h.

AUDEMARS PIGUET 4400 – 2019

Cho đến năm 2019, AP chỉ sản xuất số lượng nhỏ đồng hồ bấm giờ cao cấp  in-house – trong nhà máy APRP. Tuy nhiên, thương hiệu này chủ yếu dựa vào các bộ máy đồng hồ bấm giờ, mô-đun bên ngoài cho đồng hồ đơn giản hơn cho đến khi ra mắt caliber 4400 cao cấp trong bộ sưu tập Code 11.59. Bộ máy đồng hồ ly hợp dọc, bánh xe cột tích hợp này được phát triển như một phần của một nhóm bộ máy mới đi kèm bộ máy AP 4300.

AUDEMARS PIGUET 4400 – 2019

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ tự động – 32mm – bánh xe cột và ly hợp dọc – 40 chân kính – 28.800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 70h.

PARMIGIANI FLEURIER PF362 – 2019

Sau khi ra mắt bộ máy Chronor split-seconds tuyệt vời của Chronor năm 2016, Parmigiani đã tiết lộ caliber PF 362 trên cùng một tấm khung Đây là một đồng hồ bấm giờ tần số cao với ly hợp dọc và bánh xe cột.

PARMIGIANI FLEURIER PF362 – 2019

Thông tin sản phẩm : Đồng hồ bấm giờ tự động – 39,7mm x 31,9mm – bánh xe cột và ly hợp dọc – 32 chân kính – 36.000 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 65h.

BVLGARI BVL 318 – 2019

Một phần trong chuỗi các kỷ lục ấn tượng của Bvlgari Finissimo saga, BVL318 là bộ máy đồng hồ chronograph mỏng nhất thế giới (và đồng hồ bấm giờ tự động) chỉ dày 3,30mm. 

Để đạt được độ mỏng như vậy, bộ máy đồng hồ được lên cót bởi một rotor ngoại vi trong khi đường kính lớn đã cho phép tất cả các chức năng được sắp xếp theo chiều ngang.

BVLGARI BVL 318 – 2019

Thông tin sản phẩm: Đồng hồ bấm giờ tự động – 37,2mm – bánh xe cột và ly hợp ngang – 37 chân kính – 28.800 nhịp rung mỗi giờ – Trữ cót 55h.