Đồng hồ Thụy Sỹ và Nhật Bản hiện là hai đối thủ mạnh trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ trên thế giới hiện nay. Song, Ai tốt hơn? Ai kém hơn? Thật sự câu hỏi này chưa có câu trả lời xác đáng.

Có thể thấy, thương hiệu Nhật Bản mặc dù sinh sau đẻ muộn, nhưng cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Chưa kể, Nhật Bản đã xác định sẽ trở thành Thụy Sỹ của phương Đông. Vì thế sự cạnh tranh giữa các thương hiệu của 2 nước sẽ là cuộc chiến không có hồi kết, mà người dùng có lẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất ?

Dưới đây là danh sách top 4 thương hiệu đồng hồ Nhật Bản mà tôi nghĩ có đủ khả năng để vươn tầm cạnh tranh với đồng hồ Thụy Sỹ. Cùng nghía qua một chút về những thương hiệu này nhé.

Seiko

Thương hiệu mang tính biểu tượng nhất Nhật Bản bắt đầu hành trình của mình khoảng 138 năm trước, khi nghệ nhân đồng hồ Kintaro Hattori mở một cửa hàng đồng hồ nhỏ ở Tokyo. Kể từ đó, Seiko luôn dẫn đầu ngành chế tạo đồng hồ Nhật Bản khi liên tục thực hiện thành công chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên, hay cỗ máy bấm giờ đầu tiên và đồng hồ lặn đầu tiên của Nhật Bản.

Và trên toàn thế giới, Seiko đã tạo ra vô số dấu ấn lớn nhất về chế tạo đồng hồ.   Mặc dù công ty không chia sẻ công khai số lượng sản xuất nhưng các bộ máy Seiko – cả cơ khí và quartz – đã thúc đẩy một số lượng lớn đồng hồ phát triển trên toàn thế giới.

Trong suốt những năm hình thành và phát triển, Seiko đã chế tạo dòng đồng hồ thể thao bằng thép, có giá cả phải chăng được yêu thích nhất từ trước đến nay, đặc biệt là cơ chế Spring Drive nổi tiếng.

Orient

Được thành lập vào năm 1950, Orient tìm được chỗ đứng của mình ở Nhật Bản và Trung Quốc khi tập trung vào sản xuất đồng hồ cơ trong suốt thế kỷ 20. Vào năm 2009, thương hiệu đã được Seiko mua lại và ngày nay vẫn tiếp tục sản xuất các đồng hồ cơ. Orient hoạt động tương đối tự do, tách biệt với công ty mẹ.

Thiết kế và sản xuất của Orient được xử lý riêng biệt  và các bộ máy của hãng được thực hiện in-house. Nhiều đồng hồ của Orient được trang bị chỉ báo dự trữ năng lượng hoặc các tính năng phức tạp khác và có giá khá phải chăng.

Orient không giống như bản sao của Seiko mà ẩn chứa một diện mạo và sự hấp dẫn khác.

Citizen/Miyota

Công ty Citizen được thành lập vào năm 1930 bởi một nhóm các nhà đầu tư Thụy Sĩ và Nhật Bản. Citizen từng được điều hành bởi Rodolphe Schmid – một người Thuỵ Sỹ, trang bị máy móc, công cụ nhập khẩu từ Thuỵ Sỹ cùng những kỹ sư đồng hồ tại Geneva để xây dựng các bộ máy cơ vào năm 1934.

Citizen đã nổi danh trên toàn thế giới sau Thế chiến thứ hai, nhưng tác động của thương hiệu này đối với ngành chế tạo đồng hồ trên toàn thế giới mới thực sự bắt đầu vào những năm 1970 và 1980, khi hãng tạo ra những đổi mới quan trọng trong đồng hồ điện tử.

Tuy  sinh sau đẻ muộn hơn Seiko, nhưng tốc độ phát triển của Citizen cũng khá vượt bậc và mạnh mẽ khi hãng tập trung vào dòng đồng hồ bình dân, giúp cho tên tuổi của hãng được biết tới nhiều hơn và lan tỏa mạnh mẽ ở trong ngành công nghiệp đồng hồ ở Nhật Bản.

Là nhả sản xuất bộ máy của Citizen, Miyota là một trong những nhà sản xuất bộ máy nổi tiếng nhất trên thế giới, là công ty con chiếm 65% của Citizen. Mỗi năm, Miyota thực hiện 1,8 triệu bộ máy đồng hồ, hầu hết trong số đó là những cỗ máy giá cả phải chăng, không chỉ được sử dụng trong đồng hồ Nhật Bản, mà cả đồng hồ được sản xuất trên toàn thế giới. Cùng hợp tác với nhau, Citizen/Miyota đã liên minh với nhau trong lĩnh vực chế tạo đồng hồ quartz và cơ khí.

Casio

Casio ra đời vào năm 1946 bởi người sáng lập là ông Tadao Kashio. Trước năm 1974, Casio chỉ tập trung vào công nghệ chế tạo. Sau quãng thời gian này, Casio chính thức xâm nhập vào thị trường đồng hồ vào năm 1974, với dòng đồng hồ đầu tiên của họ là Casiotron. Năm 1980, Casio cho ra đời đồng hồ tích hợp với máy tính. Từ đó, Casio trở thành một trong những nhà sản xuất  đồng hồ quartz, kỹ thuật số lẫn analog sớm nhất .

Không có công ty đồng hồ nào phát triển mạnh mẽ với công nghệ như Casio, từ màn hình cảm ứng đến chỉ số kỹ thuật số đến các chức năng cụ thể mới lạ. Casio được người dùng nhớ đến với những chiếc đồng hồ kỹ thuật số đa chức năng đi cùng với giá cả phải chăng như dòng G-Shock. Casio G-Shock là dòng sản phẩm đồng hồ Nhật Bản bán chạy nhất mọi thời đại, được yêu thích trên toàn cầu và có thể sử dụng trong mọi trường hợp.

Vậy thương hiệu nào đủ sức xứng tầm đồng hồ Thụy Sỹ?

*Nhìn chung, để so sánh top 4 thương hiệu đồng hồ Nhật Bản với Thụy Sỹ – ai tốt hơn, chất lượng hơn thì rất khó để đánh giá chính xác. Dường như kẻ tám lạng người nửa cân, những ưu thế vượt trội của mỗi thương hiệu còn tùy thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của mỗi người tiêu dùng.

Nếu như đồng hồ Thụy Sĩ tập trung vào sự đẳng cấp, thẩm mỹ, sang trọng, chính xác đến từng chi tiết, thì các thương hiệu của Nhật Bản lại đem tới một phân khúc thấp hơn, đa dạng tới từng đối tượng (rẻ – trung bình – cao cấp) và luôn có sự sáng tạo, cá tính độc đáo trong mỗi sản phẩm.

Theo bạn, thương hiệu nào có đủ sức cạnh tranh với những thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn với tôi nhé!

SHARE

Thảo Luận

Please enter your comment!
Vui lòng nhập tên