
Nghe tiêu đề thì thật là hài hước phải không các bạn? Tuy nhiên đây là một chủ đề rất vui vẻ đã được bàn luận nhiều trên những diễn đàn đồng hồ, đặc biệt là những diễn đàn chuyên sâu về Rolex như Rolexforum, watchuseek forum,…
Thương hiệu đồng hồ Rolex là chính phủ với công dân là những người đeo Rolex, và tiền tệ cũng là Rolex,… vậy để giao tiếp được ở quốc gia này chúng ta phải có ngôn ngữ riêng mang tên … Rolex! Hãy khám phá nguồn ngôn ngữ phong phú ấy ngay dưới đây!
Bombay: Xuất phát từ từ gốc là bombé, vốn là một từ thường để sử dụng để mô tả những dáng càng nối dây (lugs) được làm khác đi trên vài cỗ máy Rolex có sử dụng bộ vỏ khung Oyster được sản xuất giai đoạn cuối năm 1940 đến 1950.
Bruiser (và cũng được gọi là Batmat): vành bezel có hai màu ở hai nửa: đen và xanh thẫm.
Bubbleblack: Được đặt tên theo dáng lồi của mặt đáy trên những chiếc đồng hồ Rolex được sản xuất từ năm 1930 đến 1950.
Cerachrom: Hợp chất của gốm ceramic với kim loại, được Rolex sử dụng trên vành bezel của các dòng đồng hồ như GMT, Submariner, Daytona
Coke: vành bezel có hai màu đỏ – đen được thấy trên logo của thương hiệu nước giải khát Coca-Cola.
Cyclops: tròng kính phóng to ô cửa số báo ngày được tích hợp vào kính sapphire
Double Red: Giữa giai đoạn 1967 và 1977, Rolex đã in trên chiếc Sea-Dweller và Submariner 2000 bằng sơn màu đỏ.
Double Swiss Underline: dùng để nói về chiếc đồng hồ Daytona 1963 đời đầu có hai kí hiệu chữ Swiss. Một có mặt ngay trên vành bezel, và một nằm tại góc 6 giờ trên mặt số.
Easy Link: hệ thống nới lỏng dây đeo trên dây Oyster
Everose Gold: một loại hợp chất từ vàng có màu hồng được nghiên cứu độc quyền của Rolex
Glide Lock: hệ thống mở rộng dây đeo trên những chiếc Submariner và DeepSea Parachrom: Dây tóc thế hệ mới của Rolex, có màu xanh, có khả năng chống sốc và kháng từ gấp 10 lần dây tốc truyền thống
Hulk: là tên gọi đồng hồ Rolex Submariner sở hữu mặt số xanh lá và vành bezel từ gốm cerachrom cũng có màu xanh lá vốn được sản xuất năm 2010.
John Player Special: là tên gọi cỗ máy Daytona Paul Newman hiếm hoi được đặt theo tên nhà tài trợ: John Player Special của cuộc đua công thức 1: Lotus Formula One. Chiếc đồng hồ có hai màu đen và vàng hoàng kim gắn liền với màu sắc trên logo của nhà tài trợ.
Jubilee: một loại dây đeo gồm có 5 mối nối với 3 mối nối giữa được đánh bóng và 2 mối nối bên ngoài được chải xước.
Jumbo logo: nói về những mẫu đồng hồ có biểu tượng Daytona rộng hơn biểu tượng logo Rolex trên mặt số đồng hồ.
Kermit: chiếc đồng hồ có mặt số màu đen và vành bezel màu xanh lá.
Maxi dial: mặt số sở hữu cọc chỉ giờ kích thước lớn, dùng để gọi mặt số của những chiếc Submariner và GMT
Oyster: Dáng vỏ đóng nắp kín của Rolex được sử dụng từ năm 1926. Oyster cũng là tên một loại dây đeo, gồm có 3 mối nối dẹt của Rolex
Oystersteel: loại thép không gỉ được nghiên cứu và chế tác riêng bởi Rolex. Tên gọi này dùng thay thế cho thép 904L.
Panda dial: được gọi theo cách sắp xếp các mặt số phụ trên mặt số. Hai mặt số phụ nằm đối xưng góc 3 và 9 giờ và 1 mặt số phụ nằm góc 3 giờ. Cả bai mặt số phụ có màu đen còn mặt số chính có màu trắng.

Papa Smurf: là tên gọi chiếc Submariner vàng trắng 116618 có vành bezel và mặt số màu xanh dương
Pepsi: là chiếc đồng hồ có vành bezel gồm hai màu xanh và đỏ, giống màu trên logo nước giải khát Pepsi.
President: một loại dây đeo trên đồng hồ Rolex, có ba nối nối hình bán nguyệt, chỉ có trong chất liệu vàng.
Reverse Panda: Khá tương tự chiếc Panda, thuật ngữ này sử dụng cho cách sắp xếp 3 mặt số phụ nhưng với màu sắc khác. 3 mặt số phụ có màu trắng, còn nền mặt số chính là màu đen.
Rolesium: là chất liệu được Rolex giới thiệu lần đầu vào năm 1999 trên cỗ máy Rolesium-Rolex-Yacht-Master.
Rolexsor: Chiếc đồng hồ làm từ hai chất liệu vàng và thép không gỉ của Rolex.
Rootbeer: tên gọi vành bezel có hai màu đen và nâu trên chiếc GMT và GMT II
Sigma dial: nói về chiếc Daytona đời đầu có dòng chữ “T Swiss T” trên mặt số. Chữ T là viết tắt của Tritium trên mặt số.
Solo Daytona: Là một chiếc Daytona sản xuất đầu năm 1960 chỉ có duy nhất dòng chữ Daytona bên dưới logo Rolex, mà không có thêm chữ Oyster hay Cosmograph.
Stelline dial: Một vài biến thể của cỗ máy Rolex 6062 vói ngôi sao bằng vàng làm cọc giờ trên mặt số.
Superlative Chronometer: để nói về Tiêu chuẩn về độ chính xác do chính nhà sản xuất đồng hồ Rolex thực hiện