Bạn có bao giờ phải phân vân lựa chọn giữa dòng đồng hồ Chronograph hay đồng hồ lặn chưa?. Yếu tố nào đã khiến bạn lựa chọn dòng đồng hồ mà bạn cho là phù hợp nhất với mình?

Nhìn chung, 2 dòng đồng hồ Chronograph và đồng hồ lặn không có quá nhiều điểm chung, nhưng đều có công dụng là đo thời gian trôi qua, tính từ một mốc thời gian nào đó. Cùng tôi thử nghía qua những ưu, nhược điểm giữa 2 dòng đồng hồ này nhé.

Đồng hồ Chronograph: Chính xác nhưng phức tạp

Không có gì phải nghi ngờ, khi nói đến việc đo thời gian chính xác thì đồng hồ Chronograph sẽ được ưu tiên hơn so với vành bezel xoay của đồng hồ lặn. Hầu hết đồng hồ Chronograph đều có kim Chronograph đếm giây ở giữa, cùng với nhiều mặt số phụ để đếm phút và giờ. Với nhiều kim như vậy, đồng hồ Chronograph có khả năng đếm chính xác tới từng giây.

Thông thường, để đáp ứng thiết kế mặt số gọn gàng, dễ đọc, đồng hồ Chronograph sẽ  có hai mặt số phụ: một để hiển thị phút trôi qua và một để hiển thị giây. Mặt số chỉ phút thường chỉ hiển thị 30 phút 1 vòng thay vì 60 phút, điều này sẽ khiến mốc thời gian rõ ràng hơn.Bởi vì đồng hồ Chronograph vốn có độ chính xác tốt hơn, dòng đồng hồ này  được sử dụng phổ biến trong vài năm qua.

Ngoài ra, thang đo Tachymeter trên vành bezel hay mặt số giúp người dùng có thể đo tốc độ trung bình trên một quãng đường với khoảng cách cố định nhưng 99% người sử dụng đồng hồ Chronograph chưa bao giờ áp dụng tính năng này một lần nào. Tuy vô dụng nhưng thang đo Tachymeter lại là một nét quyến rũ riêng của dòng đồng hồ Chronograph và rất nhiều người thích thiết kế này.

Đây cũng là thiết kế biểu tượng của dòng đồng hồ Speedmaster nổi tiếng. Vì lý do đó, vòng Tachymeter vẫn xuất hiện thường xuyên trên đồng hồ Chronograph.

Bên cạnh đó, trên một số đồng hồ Chronograph còn có tính năng Telemeter giúp đo khoảng cách từ nguồn phát ra âm thanh đến vị trí người sử dụng; hay tính năng Pulsometer đo nhịp tim và nhiều tính năng khác nữa.

Tuy nhiên, nhược điểm của dòng đồng hồ Chronograph là vì có nhiều tính năng phức tạp nên quá trình sản xuất và sử dụng cũng không hề đơn gian. Bởi thế mà giá thành của đồng hồ Chronograph cao hơn so với chiếc đồng hồ lặn chỉ có vành bezel xoay.

Đồng hồ lặn: Ít chính xác hơn nhưng bền bỉ hơn

Không giống như đồng hồ Chronograph, đồng hồ lặn phải đáp ứng một bộ tiêu chuẩn theo ISO 6425. Tiêu chuẩn quốc tế này bao gồm các yêu cầu như: khả năng chống nước tối thiểu 100mt, mặt số phải được đọc dễ dàng ở khoảng cách 25cm và khả năng chống từ 4800 A/m và một số điều kiện khác nữa.

Đồng hồ lặn có  cơ chế đơn giản hơn so với đồng hồ Chronograph. Thật thế, vành bezel xoay 1 chiều trên đồng hồ lặn hoàn toàn không thể gọi là một tính năng phức tạp được. Mục đích của vành bezel xoay này chỉ là để đo khoảng thời gian dưới mặt nước của người thợ lặn, đảm bảo họ trở về an toàn với đầy đủ dưỡng khí.

Vì phải hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt nên đồng hồ lặn cũng bền bỉ và linh hoạt hơn. Vành bezel của đồng hồ lặn có thể được sử dụng đển đo thời gian trôi qua một cách đáng tin cậy trong một giờ (một lợi thế so với bất kỳ đồng hồ Chronograph hai thang đo) và khoảng thời gian trôi qua cũng dễ nhìn hơn rất nhiều so với Chronograph.

Nhưng trên tất cả, ta có thể chắc chắn một điều là vành bezel của đồng hồ lặn không chính xác hơn đồng hồ Chronograph.

Vậy nên chọn dòng đồng hồ nào?

Thực tế thì đối với những người yêu thích đồng hồ, sự chính xác không hẳn là yếu tố quyết định. Mặc dù đúng là đồng hồ lặn có thể là hữu dụng hơn, nhưng đồng hồ Chronograph lại sở hữu những diện mạo hấp dẫn mà mà đồng hồ lặn không có.

Nói chung là, nếu bạn yêu thích sự chính xác tới tận phút, tận giây cũng như thiết kế độc đáo, hãy về đội của Chronograph. Còn nếu bạn yêu thích sự đơn giản cũng như hữu dụng, thêm vào đó là sở thích lặn thì không còn gì bàn cãi, hãy chọn đồng hồ lặn.

 

SHARE

Thảo Luận

Please enter your comment!
Vui lòng nhập tên