
Thực tế, giá trị của những chiếc đồng hồ Rolex chính hãng là rất lớn, vì vậy khi sắm cho mình một chiếc đồng hồ, hẳn bạn sẽ phải băn khoăn: bao lâu thì nên mang đồng hồ đi bảo dưỡng hoặc quy trình bảo dưỡng đồng hồ thông thường sẽ như thế nào?
Xem thêm: Những yếu tố tạo nên một chiếc đồng hồ Rolex siêu chính xác
Dưới đây là Quy trình bảo dưỡng của Rolex. Quy trình này được hãng được thiết kế nhằm đảm bảo mỗi chiếc đồng hồ Rolex xuất xưởng đều đáp ứng thông số kỹ thuật về chức năng và tính thẩm mỹ ban đầu của sản phẩm. Hi vọng bạn có thể tham khảo và có cho mình thêm những kiến thức cần thiết.
Quy trình bảo dưỡng của Rolex
Bước 1: THÁO RỜI
Đầu tiên, hãng sẽ tháo dây đeo ra khỏi vỏ đồng hồ. Mở vỏ và lấy máy ra. Sau đó tháo rời vỏ hoàn toàn.

Bước 2: VỆ SINH MÁY
Máy được tháo dỡ và mỗi linh kiện được vệ sinh với sóng siêu âm bằng các giải pháp đặc biệt.

Bước 3: THAY THẾ CÁC LINH KIỆN
Thợ chế tác đồng hồ Rolex kiểm tra chặt chẽ từng linh kiện của máy và xác định những linh kiện nào cần thay thế. Hãng chỉ sử dụng các bộ phận thay thế chính hãng do trụ sở Rolex ở Thụy Sĩ cung ứng trực tiếp.

CÁC LINH KIỆN
Bước 4: TRA DẦU VÀ LẮP LẠI

VÀ LẮP LẠi
Rolex sử dụng các loại dầu bôi trơn tiên tiến nhất, mỗi linh kiện chức năng của máy được bôi trơn cẩn thận để giảm thiểu ma sát và ngăn ngừa mài mòn.
Việc này đảm bảo máy đồng hồ Rolex sẽ tiếp tục hoạt động chính xác.
Bước 5: HIỆU CHUẨN THỜI GIAN

Trái tim của máy đồng hồ Rolex là bánh lắc có tần suất dao động trên 690.000 nhịp mỗi ngày. Để đảm bảo độ chính xác về thời gian, cơ sở sản xuất đồng hồ điều chỉnh bánh lắc một cách cẩn thận và kiểm tra độ chính xác thời gian của nó bằng điện tử.
Bạn có thể yên tâm chiếc Rolex của bạn được kiểm tra kỹ lưỡng và quan sát cẩn thận trong khoảng thời gian vài ngày để xác minh hiệu suất.
Bước 6: ĐÁNH BÓNG LẠI VỎ VÀ DÂY ĐEO
Bảo dưỡng vỏ và dây đeo cũng cần tỉ mỉ đến từng chi tiết như bảo dưỡng máy đồng hồ Rolex của bạn. Sau khi vệ sinh ban đầu, vỏ và dây đeo đồng hồ của bạn được kiểm tra kỹ lưỡng và bất kỳ bộ phận bị mòn hoặc hư hỏng nào sẽ được thay thế bằng các bộ phận chính hãng của Rolex. Vỏ và dây đeo đồng hồ sau đó được đánh bóng lại và vệ sinh bằng sóng siêu âm để khôi phục độ bóng
Bước 7: LẮP LẠI VỎ

Vỏ được lắp lại cẩn thận và siết chặt để đảm bảo chống thấm nước.
Bước 8: KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỐNG THẤM NƯỚC
Vỏ đồng hồ được kiểm tra nghiêm ngặt nhằm đạt yêu cầu về khả năng chịu áp suất. Quy trình gồm 3 bước:
- Kiểm tra chân không
- Kiểm tra nén
- Kiểm tra ngưng tụ – sẽ cho thấy sự có mặt của lượng hơi nhỏ nhất bên trong vỏ.
Bước 9: KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI CÙNG

Kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt được thực hiện ở từng giai đoạn của quá trình bảo dưỡng. Trong lần kiểm tra cuối cùng, việc dự trữ điện năng, thời gian chính xác và tính thẩm mỹ cho đồng hồ của bạn được kiểm tra lần cuối cùng dựa trên yêu cầu về các thông số kỹ thuật để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao nhất có thể.
Từ năm 2015, Rolex tuyên bố tăng thời gian bảo hành tới 5 năm, cho tất cả các dòng đồng hồ mới của mình, nhưng với điều kiện là bạn mua đồng hồ của hãng tại các đại lý được Ủy quyền bởi Rolex.
Bao nhiêu lâu nên bảo dưỡng đồng hồ Rolex?
Theo Bob’s watch, đồng hồ có thể chia thành 3 loại chính đó là đồng hồ mới, đã sử dụng trên 7 năm và đồng hồ cổ điển. Với cách phân loại này sẽ giúp bạn có quyết định phù hợp khi quyết định bảo dưỡng cho chiếc đồng hồ Rolex của mình. Theo đó,
- Đồng hồ mới – đã sử dụng dưới 7 năm: Loại đồng hồ này không cần thiết phải bảo dưỡng, trừ khi đồng hồ bị hư hỏng hoặc hoạt động kém.
- Đồng hồ đã sử dụng trên 7 năm: Bạn nên đưa đồng hồ đến trung tâm bảo hành của Rolex để yêu cầu bảo dưỡng, lau dầu cho chiếc đồng hồ của bạn, kể cả khi đồng hồ vẫn chạy ổn định.
- Đồng hồ cổ điển: Chúng tôi thường không khuyến nghị các bạn mang đồng hồ đi bảo dưỡng, trừ khi đồng hồ hoạt động rất kém khoảng 25% so với tiêu chuẩn COSC. Điều quan trọng là giữ chiếc Rolex cổ điển nguyên vẹn cùng với các bộ phận ban đầu và chọn một người sửa chữa đồng hồ hoặc cơ sở uy tín để nâng cấp chiếc đồng hồ cổ điển của bạn