Rolex, Audemars Piguet, Vacheron, IWC,… thương hiệu nào có đồng hồ giữ giá nhất vậy các bác

Đồng hồ của thương hiệu nào giữ giá tốt nhất?
Đồng hồ của thương hiệu nào giữ giá tốt nhất?
SHARE

5 Bình Luận

  1. Hỡi bạn của tôi. Hãy tránh xa Breitling.
    Mình từng là một fan trung thành của thương hiệu Rolex. Mình có Day-date, Datejust, nhưng rồi một hôm mình muốn có một chiếc đồng hồ thay thế. Mình lựa chọn Breitling vì kiểu dáng thể thao, phóng khoáng và nghe đâu đó cũng tốt đấy chứ. Mình quyết định mua một em bằng thép không gỉ M2336022/BC17 vào năm 2014, hồi đầu năm.
    Mình đeo chiếc đồng hồ khá thường xuyên, xen kẽ với mấy em Rolex đến tầm tháng 11/2014. Sau khi bỏ ra khỏi hộp quay chỉ trong khoảng dưới 1 ngày thôi đến khi đeo lên tay nó lại không chạy nữa. Mình có bối rối một chút nhưng không nghĩ nhiều lắm, mình quyết định thử lên cót tay và tiếp tục đeo chiếc Breitling và có lẽ sẽ cho lại vào hộp quay sớm thôi. Nhưng tới cuối tháng 11, em Breitling dừng hẳn luôn, và buộc phải lên cót tay.
    Sự thất vọng dâng trào, mình liên hệ với hãng để hỏi về nguyên nhân. Hãng yêu cầu gửi lại đồng hồ để kiểm tra kỹ hơn cùng ước tính chi phí sửa chữa nếu vấn đề gây ra không thuộc phạm trù được bảo hành. Một chi phí đảm bảo khoảng 70 đô từ hãng, và dĩ nhiên mình vẫn cứ là oke, nhưng không hài lòng lắm bởi mới đeo đồng hồ được hơn 10 tháng thôi đã phải đưa đi bảo hành rồi.
    Khá nhanh sau đó, có email phản hồi từ Breitling và chiếc đồng hồ sẽ được sửa chữa theo đúng điều khoản. Mình yêu cầu hãng gia hạn bảo hành bởi điều này hợp lý đó chứ? Chiếc đồng hồ mới mua, sử dụng chưa đầy một năm mà đã gặp vấn đề nên biết đâu nó sẽ lại xảy ra ngay trong năm tiếp theo, rồi cả khi thời hạn bảo hành kết thúc. Breitling không có đáp ứng yêu cầu của mình và thời gian bảo hành chỉ là 2 năm sau khi mua hàng. Ồ, vậy có thể tạm hiểu là đồng hồ Breitling sẽ không hoạt động tốt chỉ sau 2 năm thôi đúng không nhỉ?
    Sau một vài tuần không có phản từ Breitling, mình thấy thất vọng hơn nữa với Breitling và yêu cầu được hoàn trả chi phí gửi đồng hồ đến Breitling (70 đô bên trên) để sửa chữa chỉ cho chiếc đồng hồ mới sử dụng được 10 tháng rưỡi mà thôi. Hãng cho biết đó là chi phí bắt buộc của khách hàng và hãng sẽ sớm gửi đồng hồ lại cho mình mà thôi. Về luật phát, Breitling đúng, những nghĩ mà xem, trường hợp của mình nên là một ngoại lệ đi chứ!
    1 tháng qua đi, chiếc Breitling quay trở lại với mình. Một chiếc đồng hồ được mua với giá 7000 đô la và rồi không hoạt động chỉ sau 10 tháng rưỡi kèm 70 đô để gửi đi. Ừm, không có chiếc đồng hồ thứ hai từ Breitling đâu, mình hứa chắc vậy luôn. Nghĩ mà xem, mình còn có một chiếc Casio ra rẻ này, một chiếc Bucherer cổ, Rado cổ, rồi 2 chiếc Rolex. Tất cả chưa cần phải sửa chữa gì trong khoảng 10 đến 56 sau năm.

  2. Patek Philippe có lẽ là thương hiệu duy nhất giữ giá như hồi mới mua. Nhưng hiệu xuất trong quá khứ không còn được như trước, và giá bán đồng hồ retail tăng lên nhanh chóng qua nhiều thập kỷ thì cũng không nói trước được điều gì. Thêm nữa, Sở hữu đồng hồ không dễ nếu không có mối quan hệ tốt với các đại lý với những model thực sự giữ giá. Có thể nó giữ giá thật đấy, nhưng bạn lại không mua được!

  3. Mặc dù chẳng có đảm bảo nào về thị trường hoạt động trong tương lai xong vẫn có những thương hiệu xuất hiện với sự đảm bảo tốt hơn hẳn như: Rolex, Jaeger-LeCoultre, Omega, TAG Heuer và Breitling. Đặc biệt là đồng hồ Patek Philippe. Hãy cứ nhìn vào các phiên đấu giá, không Patek thì là Rolex giữ kỷ lục qua năm này qua năm khác.
    Trước khi mua đồng hồ, hãy cứ lưu ý rằng, như ô tô, đồng hồ và bất kỳ đồ xa xỉ nào cũng sẽ mất giá khi thuộc sở hữu của ai đó. Những chiếc đồng hồ đã qua sử dụng chất lượng đôi khi lại có giá cao hơn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường.
    Với những chiếc đồng hồ thuộc các thương hiệu nêu trên thì bạn ít ra sẽ giữ được đôi chút tiền đấy!

  4. Giống như bất kỳ mặt hàng nào khác, cứ ra khỏi cửa hàng là mất giá. Tất cả đồng hồ thuộc bất kỳ thương hiệu cao cấp nào cũng sẽ mất giá khi được đeo lên tay. Điều này giống hệt với việc mua xe hạng sang vậy. Sẽ mất khoảng ⅓ giá trị.
    Với lý do đó, mình hiếm khi mua đồng hồ mới nguyên. Mình tìm mua những chiếc đồng hồ đã qua sử dụng. Một trong những địa chỉ mua hàng của mình là Watchecon.com, jomashop, chrono24, chỉ là bạn hãy xem kỹ dealer bán hàng cho mình.
    Nào, với những thương hiệu cực kỳ cao cấp, kiểu Vacheron Constantin, Patek Philippe, Jaeger Lecoultre thì biết đâu bạn vẫn có khả năng thu về một số tiền kha khá. Nhưng phần lớn là nó sẽ không bằng với số tiền ban đầu bạn đã bỏ ra, kể cả khi đồng hồ ở tình trạng nguyên vẹn (ví như nó chưa từng được đeo lên tay đi chăng nữa).
    Nhưng để mà nhắc lại, thị trường dành cho những chiếc đồng hồ đã qua sử dụng đến từ các thương hiệu trên khá hạn chế mà lại thanh khoản kém. Đây vốn là những chiếc đồng hồ được dành cho những người giàu có, những người không cần tiết kiệm vài nghìn đô, họ sẵn sàng chịu chi cho một chiếc đồng hồ mới. Do đó, khi cần tiền gấp, Vacheron không thể giúp được bạn rồi, vì kiếm được người sẵn sàng chi trả cho một mặt hàng có giá trị đã qua sử dụng không dễ dàng (trừ trường hợp bạn là một dealer có quan hệ móc nối).
    Tôi không nghĩ Rolex, và Omega là những thương hiệu đồng hồ cao cấp, đồng hồ high-end. Nhưng có một thực tế là trong thời điểm hiện tại, không có đồng hồ của thương hiệu nào lại dễ bán – dễ mua như Rolex. Có một câu chuyện vui vui thế này, Rolex Submariner được phát hành cho lực lượng quân đội không chỉ vì nó bền, nó chất lượng mà trong những trường hợp khẩn cấp thì nó rất dễ có đổi sang tiền mặt.

  5. Patek-Philippe, Rolex, Jaeger-Lecoultre (JLC), Panerai có xu hướng giữ giá trị tốt hơn so với các thương hiệu như Omega, Breitling, Tag, Cartier, v.v. phổ biến. Liên kết dưới đây có thể hữu ích (nói chung một số thông tin hữu ích có thể được thu thập từ timezone.com).

Thảo Luận

Please enter your comment!
Vui lòng nhập tên