Thị trường đồng hồ trong nhiều năm diễn ra khá nhàm chán nhưng theo xu hướng phát triển gần đây, các hãng đồng hồ nổi tiếng đã có những chính sách kinh doanh mới buộc cộng đồng người tiêu dùng phải phản ứng, dù ít hay nhiều. Đa số người mua đồng hồ đều tự hỏi: Liệu chúng ta có sẵn sàng chi một khoản tiền lớn hơn để mua đồng hồ của một số thương hiệu nhất định? 

Thị trường đồng hồ vài năm gần đây đã bắt đầu chuyển biến với những chính sách kinh doanh mới từ các thương hiệu nổi tiếng là giảm số lượng sản phẩm và tăng giá bán những mẫu đồng hồ cao cấp

Giá cho một số mẫu đồng hồ phổ biến và của các thương hiệu cao cấp, có tên tuổi đang tăng lên, thậm chí tăng rất nhiều. Do đó, phản ứng gay gắt của người tiêu dùng trước thay đổi về giá cả này là vô cùng dễ hiểu. Vì thế, chắc hẳn ngành công nghiệp sẽ tăng giá rất nhiều mẫu đồng hồ phổ biến, và toàn bộ các thương hiệu có khả năng nâng giá bán trung bình từ 20% tới 80%.

Điều này không có nghĩa là tất cả các đồng hồ đều tăng giá mà chủ yếu tăng ở các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng. Dĩ nhiên, các thương hiệu nhỏ hơn hoặc hạng hai sẽ tăng giá bán theo giá cũ của các thương hiệu top 1. Vì vậy, sẽ luôn có đồng hồ đeo tay ở tất cả các mức giá khác nhau, nhưng giá khởi điểm của những chiếc đồng hồ xa xỉ sẽ tăng lên.

Trong lịch sử thị trường đồng hồ, không ít lần công chúng chứng kiến giá đồng hồ giảm trong vài năm. Như bao người, tôi rất vui khi giá đồng hồ giảm bởi với chúng ta có thể mua được những phiên bản chất lượng với giá phải chăng. Việc giảm giá bán của các hãng nhằm kích thích doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Ngành công nghiệp đồng hồ cũng được hưởng lợi từ hoạt động này nhưng nó khiến cho nền kinh tế chung bị sụt giảm. Nhất là ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ cơ (đồng hồ truyền thống) sẽ không biến mất nhưng bị giảm thị phần và nhanh chóng bị “nuốt chửng” bởi các thương hiệu khác có khả năng tiếp thị và quảng bá sản phẩm mạnh mẽ.

Việc giảm giá bán của các hãng nhằm kích thích doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định

Một thách thức khác mà ngành công nghiệp đồng hồ đang gặp phải đó là vượt qua sự trì trệ trong nền kinh tế. Sự sụt giảm lượng mua do thu nhập của người tiêu dùng giảm và số lượng người giàu có sẵn sàng chi số tiền lớn mua đồng hồ cũng không tăng. Những người dư dả tài chính hiện tại hầu hết đều cân nhắc trước những đợt giảm giá, đặc biệt sau đợt suy thoái kinh tế, nhưng họ vẫn được coi là nhóm khách hàng tiềm năng. Ngành công nghiệp đồng hồ ngày nay phải đối mặt với thực tế rằng lượng khách hàng tiềm năng trong những năm tới sẽ không tăng và chỉ duy trì ở con số hiện tại, những người đã trải qua ít nhất một lần mua đồng hồ. (Song tôi tự thấy rằng, những đại lý lại thích khách hàng mới hơn vì những khách hàng này sẽ có ít kiến thức về sản phẩm xa xỉ, khi đó họ sẽ rất dễ tin vào lời gợi ý từ các nhà bán lẻ). 

Việc tăng giá những chiếc đồng hồ đeo tay sang trọng để bù vào sự thâm hụt của hoạt động sản xuất chung. Chúng ta đã thấy những gì hai thập kỷ qua của việc sản xuất quá mức là lượng hàng đồng hồ tồn kho trên thị trường rất nhiều. Thị trường xám tràn ngập đồng hồ ở mọi mức giá. Với hy vọng tìm được những người mua đồng hồ với giá tốt hơn, nhiều thương hiệu đồng hồ và đại lý ủy quyền đã hình thành thói quen đẩy những chiếc đồng hồ mà họ không thể bán được vào thị trường xám.

Việc tăng giá những chiếc đồng hồ đeo tay sang trọng nhằm để bù vào sự thâm hụt của hoạt động
sản xuất chung của hãng

Không may thay, ngành công nghiệp đồng hồ lại không có sức để cắt giảm sản lượng mà không nâng giá thành đồng hồ. Thực tế, vẫn có những thương hiệu vừa giảm sản lượng sản xuất mà vẫn giữ nguyên giá, nhưng rất ít. Nhìn chung, chi phí sản xuất tại Thụy Sĩ khá là cao. Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng của hầu hết các thương hiệu đồng hồ tên tuổi buộc phải chấp nhận chi trả mức phí cao hơn để sở hữu những chiếc đồng hồ giới hạn, hiếm có trên thị trường.

Đây có thể được coi là tín hiệu đáng vui mừng cho người tiêu dùng bởi về lâu dài, việc giảm số lượng đồng hồ đeo tay được sản xuất nhưng tăng giá trị và giá bán giúp cho những mẫu đồng hồ này trở nên độc quyền và đẳng cấp hơn. Kết quả hơn 20 năm qua, các phiên bản đồng hồ giới hạn đã liên tục rơi vào tình trạng cháy hàng do lượng mua đông đảo đến từ các nhà sưu tập. Người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều hơn để sở hữu những mẫu đồng hồ ít hoặc hiếm người có. 

Một khối lượng đồng hồ ít hơn tung ra thị trường, về mặt lý thuyết sẽ có giá trị bán lại cao hơn giá ban đầu bởi độ khan hiếm. Tôi nghĩ rằng hầu hết các nhà sưu tập sẽ tán thành với quan điểm giảm số lượng, tăng giá bán vì điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ sở hữu được nhiều phiên bản độc quyền, tăng độ uy tín và đẳng cấp của các nhà sưu tập trong tương lai. 

Người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều hơn để sở hữu những mẫu đồng hồ ít hoặc hiếm người có

Một tác động khác có khả năng xảy ra đó là liên quan đến tính nhất quán về giá, cụ thể là giá retail. Một khi người bán không cần cạnh tranh nhau để bán đồng hồ, các thương hiệu sẽ không cần phải kích cầu thông qua những lần giảm giá. Bạn biết rồi đấy, giảm giá nhiều sẽ dẫn tới một hệ quả, đó là người mua không coi trọng giá bán niêm yết. Giá niêm yết chỉ là một thứ gì đó, là một con số mà các nhãn hàng tự tiện đặt ra. Khi ít đồng hồ được sản xuất ra, giá bán sẽ được người mua quan tâm nhiều hơn, và họ sẽ đặt niềm tin vào giá bán lẻ hơn, điều họ sẽ chấp nhận chi trả.

Chính việc những nhà sản xuất đồng hồ tên tuổi tăng giá bán, giảm số lượng đồng hồ đã thúc đẩy lượng lớn nhu cầu của khách mua đồng hồ. Ngay bây giờ, trên thị trường có hàng trăm thương hiệu nhưng các nhà sưu tập chỉ tập trung vào khoảng 25 thương hiệu nổi tiếng với khoảng 5 thương hiệu nhận được sự quan tâm mạnh mẽ. Khi số lượng người mua cao hơn số lượng đồng hồ được sản xuất thì việc giảm hoặc tăng giá bán sẽ trở thành một cách quảng bá và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Khi ít đồng hồ được sản xuất ra, giá bán sẽ được người mua quan tâm nhiều hơn, và họ sẽ đặt niềm tin vào
giá bán lẻ hơn, điều họ sẽ chấp nhận chi trả.

Năm 2019 và nhiều năm sau đó, sưu tập đồng hồ đeo tay sẽ tiếp tục là một sở thích thú vị và dễ tiếp cận ở nhiều mức giá. Chẳng hạn, không cần mất nhiều tiền, bạn vẫn có thể mua đồng hồ nhưng đối với đồng hồ cơ, bạn cần số tiền lớn hơn nhiều. Sẽ luôn có đồng hồ cho tầng lớp trung lưu nhưng những phiên bản đắt đỏ dành cho các tỷ phú, đại gia sẽ có giá cực kỳ cao. Những gì mà khách hàng của thương hiệu mong muốn là sự đảm bảo rằng mẫu đồng hồ họ sở hữu là hàng hiếm, rất ít người sở hữu và không được giảm giá sản phẩm đến mức bất cứ ai cũng có thể mua được nó.

Hầu hết các nhà sưu tập đồng hồ đều hướng đến những thương hiệu đồng hồ xa xỉ như Richard Mille – hãng sản xuất những phiên bản đồng hồ có giá tương đương với một ngôi nhà. Nhờ có những nhà sưu tập này mà các thương hiệu tăng sự cạnh tranh để thu hút sự chú ý của họ, nhưng có những thương hiệu đã trở thành biểu tượng vững chãi khiến sự yêu ghét không dễ thay đổi sau một đêm.

Khách hàng của thương hiệu đồng hồ cao cấp mong muốn mẫu đồng hồ họ sở hữu là hàng hiếm, ít người
sở hữu và không được giảm giá sản phẩm đến mức bất cứ ai cũng có thể mua được nó.

Ngành công nghiệp đồng hồ ở các khu vực đã bắt đầu quá trình tăng giá đồng hồ. Còn tăng nhanh như thế nào thì lại phụ thuộc vào giá trị mà chiếc đồng hồ đó mang lại. Điều tôi chắc chắn rằng nếu ngành đồng hồ chấp nhận thu hẹp lượng “cung” và tập trung hơn vào sản phẩm thì họ vẫn có thể kiếm được lợi nhuận cũng như tăng giá trị của sản phẩm. Điều này cực kỳ có ý nghĩa nhằm cải thiện thị trường đồng hồ đeo tay đang bị trì trệ và giúp phân loại các nhóm người tiêu dùng – sớm đưa ra nhóm đối tượng yêu thích đồng hồ có khả năng chi trả, mua sắm đồng hồ ngay cả khi nó tăng giá. Và những nhà sưu tập đồng hồ thường xuyên nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu và đưa ra những chiến lược chi tiêu phù hợp nếu muốn sở hữu những mẫu đồng hồ chất lượng nhưng đắt đỏ sắp ra mắt.

SHARE

Thảo Luận

Please enter your comment!
Vui lòng nhập tên